So sánh hiệu quả chiếu sáng giữa Đèn năng lượng mặt trời và đèn dùng điện lưới
Ngày nay, không khó để bắt gặp hình ảnh những công trình chiếu sáng đường nông thôn, giao thông đô thị, chiếu sáng trong khuôn viên nhà máy… sử dụng đèn năng lượng mặt trời thay cho đèn dùng điện lưới. Điều này phù hợp với xu hướng sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, dễ dàng lắp đặt và mang tới hiệu quả cao về chi phí.
Vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây: Tại sao nên sử dụng đèn đường năng lượng mặt trời, chúng mang tới hiệu quả vượt trội như thế nào, tối ưu ra sao về mặt chi phí và tuổi thọ của toàn hệ thống?
Hiệu quả kinh tế cao, tối ưu chi phí
Để đánh giá đèn năng lượng mặt trời hay đèn truyền thống hiệu quả về mặt chi phí hơn, không thể chỉ xem xét về giá thành của đèn, mà cần quan tâm đến tất cả các chi phí phát sinh khi triển khai thi công lắp đặt dự án. Đồng thời, còn phải tính đến hiệu quả, tuổi thọ về lâu dài cho công trình.
Nếu quy mô xây dựng hoặc dự án càng lớn thì việc lắp đặt các loại đèn chiếu sáng thông thường càng tốn nhiều chi phí hơn. Vốn đầu tư ban đầu sẽ cao hơn so với đèn năng lượng mặt trời.
Loại chi phí | Đèn đường chiếu sáng AC 220V – 60W | Đèn đường năng lượng mặt trời Sokoyo – LUMO 60W | ||||||
Số lượng | Đơn giá | Tổng cộng | Số lượng | Đơn giá | Tổng cộng | |||
Chi phí thi công ban đầu | ||||||||
Chi phí đèn | 92 | đèn | 2,043,860 | 188,035,120 | 92 | đèn | 9,179,000 | 844,468,000 |
Chi phí tủ điều khiển (2 tủ) & MCB | 26,069,994 | |||||||
Chi phí trụ đèn và lắp đặt đèn lên trụ | 92 | cái | 6,713,809 | 617,670,428 | 92 | cái | 6,657,033 | 612,447,036 |
Chi phí đặt ống và cáp ngầm | 786,606,500 | 0 | ||||||
Chi phí thi công mương cáp ngầm | 2000 | m | 187,500 | 375,000,000 | ||||
Cọc tiếp địa cho đèn | 31,250,000 | |||||||
Tổng cộng chi phí thi công | 2,024,632,042 | 1,456,915,036 | ||||||
Chi phí lắp đặt ban đầu của đèn năng lượng mặt trời thấp hơn đèn AC | 28% | |||||||
Chi phí vận hành – Bảo trì trong 10 năm sử dụng | ||||||||
Chi phí tiền điện | [(60W x 12H/ ngày x 365 ngày x 10 năm x 92 đèn)/1000] x 1,721đ/KW | 416,096,496 | 0 | |||||
Chi phí vận hành hệ thống | 3650 | lần | 57,522 | 209,955,300 | ||||
Chi phí bảo trì đèn | 92 | đèn | 4,560,324 | 419,549,834 | 24 | lần | 681,315 | 16,351,560 |
Thay thế pin lưu trữ | 0 | 92 | đèn | 4,589,500 | 422,234,000 | |||
Tổng cộng chi phí sử dụng trong 10 năm | 3,070,233,672 | 1,895,500,596 | ||||||
Chi phí lắp đặt và vận hành đèn năng lượng mặt trời trong 10 năm thấp hơn đèn AC | 38% |
Bảng so sánh chi phí dựa trên dự án thi công lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho đèn đường đô thị dài 1km tại TP. HCM với 2 làn đường ngược chiều nhau, mỗi làn rộng 5.5m, chi phí sử dụng trong 10 năm. ĐVT: VNĐ
(Bảng số liệu chỉ mang tính chất tham khảo)
Qua bảng thống kê, so sánh về chi phí, ta có thể nhận thấy được sự hiệu quả về mặt kinh tế của việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời so với đèn sử dụng điện lưới thông thường. Chi phí lắp đặt ban đầu của đèn năng lượng mặt trời rẻ hơn 28% và chi phí lắp đặt, vận hành đèn năng lượng mặt trời trong 10 năm cũng rẻ hơn 38% so với đèn điện thông thường.
Không chỉ mang đến hiệu quả vượt trội về công năng sử dụng, tuổi thọ bền bỉ, lắp đặt đơn giản, ít tốn kém chi phí phát sinh mà còn an toàn và thân thiện cho môi trường, phù hợp với chủ trương xây dựng nông thôn mới, thành phố thông minh.
Bên cạnh hiệu quả cao về mặt kinh tế, ứng dụng đèn năng lượng mặt trời trong các dự án chiếu sáng còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
Sử dụng 100% năng lượng mặt trời, không tốn điện
Nếu như đèn chiếu sáng thông thường cần phải sử dụng điện năng từ lưới điện để hoạt động; thì đèn năng lượng mặt trời vận hành hoàn toàn tự động nhờ hấp thụ bức xạ mặt trời chuyển hóa thành năng lượng điện, lưu trữ để chiếu sáng vào ban đêm. Do đó, đèn đường năng lượng mặt trời hoạt động không cần điện lưới, cúp điện đèn vẫn sáng bình thường, không tốn chi phí tiền điện.
An toàn và tiết kiệm nhiều chi phí
Hệ thống dây điện chằng chịt, phải có nguồn điện lưới để đấu nối, tốn nhiều thời gian và chi phí nhân lực cho việc thi công là những vấn đề khó khăn khi lắp đặt hệ thống đèn đường truyền thống. Ngoài ra, các loại đèn này sử dụng nguồn điện lưới, có thể gây nguy hiểm như chập điện, điện giật trong quá trình thi công, bảo trì.
Trong khi đó, đèn đường năng lượng mặt trời không cần đấu nối điện lưới, không tốn chi phí đi dây điện, đào đường, chỉ cần cắm trụ, lắp đặt đèn là có thể sử dụng ngay. Đèn có thể lắp đặt ở những khu vực có địa hình hiểm trở, vùng sâu vùng xa, huyện đảo chưa có điện lưới. Mặc khác, đèn năng lượng mặt trời sử dụng DC thấp hơn 36V, hầu như không ảnh hưởng và rất an toàn cho việc lắp đặt, bảo dưỡng.
Độ bền và tuổi thọ cao, không ngại thời tiết xấu
Tuổi thọ trung bình của một số loại bóng đèn cao áp thông thường chỉ khoảng 2 – 5 năm. Còn đèn năng lượng mặt trời sử dụng chip LED có tuổi thọ trung bình từ 12 – 15 năm. Tấm pin năng lượng mặt trời có độ bền hơn 25 năm, pin lưu trữ điện loại Lithium LiFePo4 có tuổi thọ 5 – 8 năm. Các bộ phận này được thiết kế dạng module nên hoàn toàn có thể thay thế khi hết vòng đời linh kiện, mà không cần phải thay nguyên bộ đèn.
Ngoài ra, vỏ đèn được làm từ chất liệu nguyên khối, phun sơn tĩnh điện, khả năng chống ăn mòn và chịu va đập, có thể hoạt động tốt ở môi trường nhiệt độ cao, mưa dài ngày và nhiều bụi bẩn. Do đó, ít tốn chi phí và thời gian bảo trì đèn thương xuyên.
Khả năng chiếu sáng tốt hơn
Nếu so với đèn điện lưới, đèn đường năng lượng mặt trời có quang thông >= 170lm/W, cho độ sáng cao. Công suất của đèn năng lượng mặt trời dao động trong khoảng từ 10 – 150W, phù hợp cho các dự án chiếu sáng quy mô từ nhỏ đến lớn, ứng dụng cho các tuyến đường nội khu nhà máy sản xuất, resort cho tới đường nông thôn, giao thông đô thị, đường cao tốc…
Để biết thêm chi tiết về các dòng sản phẩm đèn đường năng lượng mặt trời Sokoyo “chuẩn mực chất lượng”, tích hợp nhiều công nghệ hiện đại, đạt chứng chỉ CE, RoHS, IEC, ISO, CB… được ứng dụng rộng rãi cho các công trình chiếu sáng nông thôn, đô thị; gọi ngay đến hotline 1800 6567 để được DAT Solar tư vấn và hỗ trợ 24/7.